LÍ THUYẾT DOW-NGƯỜI KHAI SINH RA PHÂN TÍCH KĨ THUẬT

Lý thuyết Dow, nguyên lý & cách ứng dụng lý thuyết Dow là kiến thức được rất nhiều trader, nhà đầu tư quan tâm khi tham gia thị trường chứng khoán, forex hay coin…

Tuy nhiên, rất nhiều NĐT bây giờ biết nhiều lý thuyết về phân tích kỹ thuật khác như sóng Elliot, đường xu hướng, MACD, RSI… nhưng lại quên đi nền tảng về lý thuyết Dow, 1 trong những lý thuyết nền móng nhất của PTKT.

I.Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow được xem là nền tảng, và viên gạch đầu tiên để nghiên cứu về phân tích kỹ thuật. Tuy bị vấn đề về độ trễ, trái ngược với Nến Nhật, nhưng nó luôn được nhiều nhà đầu tư coi trọng.

Lý thuyết Dow thể hiện biến động của thị trường chung hoặc của từng mã cổ phiếu hay cặp tiền tệ nào đó. Khi thị trường chứng khoán, ngoại hối tăng hoặc giảm, dù có 1 số cổ phiếu đi ngược với thị trường nhưng theo nhiều trader nổi danh thì ¾ cổ phiếu sẽ giao động giống thị trường & chắc chắn mã cổ phiếu và ngoại hối của bạn cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều về xu hướng.

Cho nên khi bạn mua cổ phiếu,ngoại hối dựa vào phân tích kỹ thuật thì cũng nên quan tâm đến chỉ số chung. Ví dụ: Khi mua cổ phiếu ở Việt Nam thì nên quan tâm đến chỉ số Vn-Index!

Về lịch sử lý thuyết Dow, trải dài cả hơn 100 năm đến ngày hôm nay, đầu tiên phải nói đến ông Charler H.Dow. Dow đã có công lớn khi phát minh ra lý thuyết Dow (ngày nay người ta lấy tên ông đặt tên thành lý thuyết Dow để tưởng nhớ) & tiếp tục sau Dow chết, tiếp tục được William Hamilton (1920s), Robert Rhea (1930s), và E. George Shaefer và Richard Russell (1960s) phát triển & hoàn thiện thêm – Đó là lý thuyết Dow ngày nay chúng ta học.

Lý thuyết Dow được gắn liền với chỉ số trung bình chứng khoán, mà ngày nay người ta biết đến cái tên: “Chỉ số Dow Jone”, tập hợp 30 cổ phiếu lớn & hàng đầu nước Mỹ. Chỉ số Dow Jone có thể hiểu tương tự như chỉ số VN30, còn S&P500 thì giống như chỉ số Vnindex.

II.3 giả định về lý thuyết Dow

Để một lý thuyết thành công, cần phải nghiên cứu để chứng minh hoặc những yêu cầu về giả định. Ở đây để lý thuyết Dow được chuẩn, thì lý thuyết Dow đã sử dụng 3 giả định cho mệnh đề của mình

1.Không ai có thể thao túng xu hướng chính của thị trường.

Khi một xu hướng chính đã thiết lập, thì chẳng ai có thể thay đổi được xu hướng này cho đến khi thị trường đảo chiều xu hướng chính. Tức là khi đang tăng nó sẽ tăng mãi cho đến khi xu hướng chính có sự đảo chiều thực sự.

Thực sự TTCK là rất lớn, hiện tại để thao túng cả thị trường là điều rất khó. Những việc thao túng thị trường, tức là bẻ gãy xu hướng chính khá khó, & đối diện với rủi ro thua lỗ cao.

Nhưng thực sự khi xu hướng đã được thiết lập, thì những ai có ý đồ thao túng giá cả chỉ có thể làm tăng/giảm giá thị trường bằng cách “đạp các trụ” chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng rồi thị trường sẽ lại tiếp tục đi theo hướng chính.

Thực tế, với thị trường phái sinh đi song song với thị trường, vẫn có thể thay đổi ở biến động mạnh vào ngày cuối chốt hợp đồng phái sinh.

Lưu ý: Thị trường có xu hướng chính như thế nào, nó sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi nó đuối sức và đảo chiều.

Thị trường chung rất khó tác động, nhưng xu hướng cổ phiếu riêng lẻ, những cổ phiếu vốn hóa nhỏ thì dễ tác động nhiều, bởi NĐT có thể mở nhiều tài khoản & thao túng giá. Sự kết hợp việc đưa tin tốt/xấu có ý đồ và 1 lượng cầu/cung đủ mạnh để “mưu sự riêng” hiện vẫn diễn ra ở thị trường Việt Nam, và hành động này được xem là trái pháp luật.

2.Mọi thứ đều phản ánh vào giá

Tiền đề cơ bản của Lý thuyết Dow là cho thấy tất cả thông tin từ quá khứ, đến hiện tại & cả tương lai đều được phản ánh đầy đủ vào giá cổ phiếu & chỉ số thị trường.

Ở đây được hiểu là tất tần tật mọi thứ, từ vĩ mô đến vi mô như lãi suất hay lợi nhuận doanh nghiệp, đến cả tâm lí nhà đầu tư. Và nó bao gồm cả thời gian, gồm quá khứ đến tương lai. Không bỏ sót 1 yếu tố nào.

100% mọi thứ đều phản ánh vào giá. Giá phản ánh tất cả! Chỉ cần GIÁ, GIÁ là đủ!

Dù tiền đề này xuất phát trước khi có công trình của Eugene Fama, bắt nguồn từ những năm 1960 và được gọi là giả thuyết thị trường hiệu quả. (Mà các quỹ ETF đã sử dụng để tạo ra quỹ của mình)

3.Lý thuyết Dow không phải công cụ hoàn hảo

Bản chất là không có gì là hoàn hảo & lý thuyết Dow cũng vậy. Nhiều NDT muốn đi tìm “chén thánh trong đầu tư”.

Nhưng, lý thuyết Dow nó là tập hợp các nguyên lý & bản chất của thị trường, giúp bạn có được hướng đi đúng & tâm lý tốt để đưa ra các nhận định khách quan về thị trường.

Nhưng bản chất con người, là ảnh hưởng mạnh bởi tâm lý, và tính chủ quan cao, nên thường lệch lạc và đưa ra những điều không đúng. Điều đó dẫn đến một phần sự không hoàn hảo của lý thuyết Dow. Bởi lý thuyết đúng thì phải có tính ứng dụng cao, nhất là ở TTCK.

Lý thuyết Dow rất quan trọng xu hướng chính & khuyến khích NĐT, trader giao dịch theo xu hướng chính. Nhưng các xu hướng thứ cấp & xu hướng nhỏ (trend cấp 3) dễ làm nhiễu và khiến NĐT mắc sai lầm

III. 6 Nguyên lý của lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow được tóm gọn qua 6 nguyên lý chính

1.Giá phản ảnh tất cả

Tức là mọi thứ đều phải thể hiện về giá, nó phản ánh đầy đủ thông tinh tất tần tật không loại trừ bất cứ yếu tố nào.

Nghĩa là Thu nhập, tương lai, lợi thế cạnh tranh, năng lực quản lý,chỉ số ROE, ROA, rủi do, các chỉ số định giá cổ phiếu, ngoại hối mức cổ tức… tất tần tật đều thể hiện vào giá & đều là đúng giá.

Do đó, lý thuyết Dow hoạt động dựa vào giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH), nó phản ánh đúng & đủ. Điều này trái ngược với trường phái phân tích cơ bản, đầu tư giá trị, tăng trưởng hay kinh tế học hành vi

2.Thị trường có 3 xu hướng chính

Trong lý thuyết Dow, thị trường thể hiện qua 3 xu hướng (trend) chính: Một trend chính, một trend thứ cấp & 1 trend nhỏ.

Trend chính (cấp 1): Thường kéo dài từ 1 năm trở lên, thể hiện mức biến động lớn của thị trường chung. Ở đây nó thể hiện mức tăng giá hoặc cả giảm giá, trader kiếm được nhiều tiền nhất khi đầu tư vào trend chính.

Trend thứ cấp (cấp 2): Thường kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng, có xu hướng ngược chiều với trend chính. Thể hiện ở khi trend chính là trend tăng thì trend thứ cấp sẽ là giảm giá & ngược lại.

Trend nhỏ (cấp 3): Thường kéo dài dưới 3 tuần, nó là mang tính nhiễu nhiều hơn và gắn với bẫy nhiều hơn. Thực tế một số nhà đầu tư có độ nhạy cao có thể kiếm tiền được từ trend nhỏ, nhưng đa số thì sẽ thua lỗ.

3.Xu hướng chính có 3 pha

Theo lý thuyết Dow, Xu hướng chính gồm 3 pha:

Trong giai đoạn thị trường uptrend (tăng giá), xu hướng chính gồm 3 pha là:  pha tích luỹ (accumulation), pha tăng (big move) và pha quá độ.

Với thị trường dowtrend (giảm giá) thì sẽ có tên gọi lần lượt là pha phân phối (distribution), pha giảm mạnh, pha tuyệt vọng (panic phase).

4.Các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau.

Để khẳng định xu thế xác nhận, chỉ số Dow & chỉ số trung bình phải xác nhận lẫn nhau.

Bản thân Dow sử dụng 2 chỉ số trung bình là D chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số ngành vận tải (Transportation Averages) để đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế. Phải đảm bảo cả 2 chỉ số này xác nhận lẫn nhau thì mới khẳng định xu hướng xác lập

Ở Việt Nam, bạn có thể kết hợp xem các chỉ số VN30, Vn-index, HNX Index có thể hiện sự cùng chiều & xác nhận nhau hay không?

5.Khối lượng (volume) phải xác nhận xu hướng.

Khi thì trường có xu hướng chính tăng giá, thì để xác nhận xu hướng đó là thật thì khối lượng phải tăng lên, và ở xu hướng thứ cấp khi giá giảm, khối lượng giảm theo.

Nếu xu hướng tăng giá mà khối lượng cạn kiệt hay suy giảm thì thể hiện lực cầu yếu, và nó cũng thể hiện xu hướng yếu, thiếu chuẩn xác. Nếu xu hướng chính đang tăng, khi chuyển qua sự điều chỉnh giá với khối lượng tăng vọt thì khả năng cao thì cổ phiếu hay thị trường sắp đảo chiều xu hướng.

6.Xu hướng sẽ tồn tại đến khi sự đảo chiều thực sự rõ ràng:

Sự đảo chiều của trend chính rất dễ nhầm lẫn với một đợt giá ở hướng ngược chiều của một con trend thứ cấp.

Rất khó để xác định sự chuyển giao là trend vẫn tiếp tục hay là sự đảo chiều, lý thuyết Dow ủng hộ sự thận trọng và chỉ khi sự xác nhận rõ ràng thì mới xác nhận là đảo chiều.

Và điều này, cũng gây không ít khó dễ cho NĐT cá nhân mới tham gia.

IV.Làm rõ hơn nữa về lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow coi trọng giá đóng cửa & biểu đồ đường, không quan tâm đến biến động trong ngày. Để xu hướng xác lập hình thành, thì chỉ cần giá đóng cửa thôi – điều này có nghĩa là không quan tâm đến mô hình nến Nhật

Mặt khác, Lý thuyết Dow cũng xem trọng phạm vi giao dịch, ví dụ cổ phiếu đang giai đoạn đi ngang (sideways), thì trader nên chờ đợi khi biến động giá phá vỡ xu hướng đi ngang, trước khi kết luận xu hướng mới của thị trường, hay cổ phiếu.

Điều khó khăn nhất khi áp dụng lý thuyết Dow về thực tiễn là câu hỏi khi nào đảo chiều thực sự?

Một trader giao dịch theo lý thuyết Dow rất xem trọng xu hướng chung của thị trường, do đó cần họ có xu hướng xem thị trường đảo chiều hay chưa để đề ra biện pháp rút lui (khi trend tăng sang trend giảm) và giải ngân (khi trên giảm chuyển sang trend tăng).

Lý thuyết Dow thể hiện mạnh ở các đường thẳng để nối các đáy và đỉnh.

Xu hướng tăng thì đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, & đáy sau cao hơn đáy trước. Xu hướng giảm thì đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước.

Khi giá phá vỡ đường xu hướng đảo chiều diễn ra.

V.Lý thuyết Dow hiện đại: Lý thuyết Dow và sóng Elliott

Lý thuyết Dow cung cấp nguyên lý & ý tưởng và là nền tảng của phần lớn lý thuyết ngày nay. Và lý thuyết Dow được tích hợp trong các lý thuyết khác mà nổi trội là sóng Elliot.

Và theo thời gian, với những cập nhật mới mà phần nhiều là lý thuyết dựa vào lý thuyết Dow nhưng tiên tiến hơn được công bố, khiến những người ủng hộ lý thuyết Dow nguyên thủy có sự suy giảm. (Một phần nữa là sự thay đổi lớn về cấu trúc nền kinh tế hiện tạo so với những năm đầu thế kỷ 20)

Mà theo đánh giá là do sự “bảo thủ” trong nguyên lý xác định đảo chiều, nên đánh rơi lợi nhuận. Bởi lý thuyết Dow chỉ được xem là đảo chiều khi có tín hiệu xác nhận rõ ràng, điều này đồng nghĩa giá của thị trường đã đi một đoạn dài trước khi lý thuyết này xác nhận.

Do đó, nhiều trader bây giờ bớt quan tâm đến lý thuyết Dow hơn mà chuyển qua quan tâm đến thuyết sóng Elliott!

VI. Hạn chế của lý thuyết Dow

Nếu bạn là một người khách quan thì bạn phải chấp nhận rằng không có phương pháp nào hoàn hảo 100%. Ngoài những đóng góp quan trọng của lý thuyết Dow để đặt nền tảng cho phân tích kỹ thuật thì cũng sẽ có những hạn chế lý thuyết Dow. Và đây là 2 hạn chế chính:

Lý thuyết Dow có độ trễ lớn: Lý thuyết Dow rất coi trọng việc giao dịch theo trend chính, đồng nghĩa với việc nó sẽ báo hiệu tín hiệu bán đỉnh hình thành & mua sau khi đáy hình thành một khoảng thời gian & một đoạn giá lớn. Bởi nếu tập trung vào việc giao dịch các xu hướng ngắn hạn sẽ tốn nhiều chi phí giao dịch.

Lý thuyết Dow không thể phân loại xu hướng rõ ràng: Lý thuyết Dow sẽ có 3 xu hướng gồm xu hướng chính (xu hướng cấp 1), xu hướng thứ cấp (cấp 2), xu hướng nhỏ/ngắn hạn (cấp 3).

Nhưng chính sự giao động giá rất khó để xác định chúng thuộc xu hướng nào, có thể một xu hướng thứ cấp trọn lẫn xu hướng chính, rất khó xác định, bởi khi bắt đầu thì chúng có nhiều nét quá giống nhau, nên tạo sự nhầm lẫn.

VII.Tổng hợp lại lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow do Charles H. Dow phát minh, nhằm đo lường chỉ số trung bình thị trường và dùng nó đo lường sức mạnh nền kinh tế.

Dow tin thị trường chứng khoán phản ánh đúng hướng đi, và sức khỏe nền kinh tế thể hiện qua xu hướng chính, & nó cũng thể hiện sức khỏe doanh nghiệp

Mọi thứ phản ánh vào giá, phản ảnh vào thị trường

Lý thuyết Dow sử dụng đường xu hướng để thể hiện hướng đi của thị trường

  • Thị trường giảm giá mọi thứ.
  • Lý thuyết Dow có 3 xu hướng: Xu hướng chính, xu hướng thứ cấp là sự điều chỉnh ngược lại xu hướng chính & xu hướng ngắn hạn
  • Mỗi xu hướng sẽ có 3 giai đoạn. Trong uptrend sẽ gồm tích lũy, công chúng tham gia, hưng phấn. Trong downtrend thì sẽ phân phối, bỏ chạy & hoảng loạn.
  • Các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau (ví dụ giữa Vn-Index & HNX-Index)
  • Khối lượng xác nhận xu hướng. Trong xu hướng tăng thì khối lượng tăng khi giá tăng & khối lượng giảm khi giá giảm
  • Lý thuyết Dow chỉ sử dụng giá đóng cửa
  • Hiện tại nhiều lý thuyết mới ra đời dựa vào lý thuyết Dow tiên tiến hơn đã dần ảnh hưởng sự phổ biến lý thuyết Dow
  • Lý thuyết Dow có sự bảo thủ, nên dẫn đến độ trễ về việc xác nhận đảo chiều nên có thể bỏ lỡ việc thu lợi nhuận lớn.

Trả lời