Ai dùng phân tích kỹ thuật thì phải hiểu được: Xu hướng là gì, cách xác định được đường xu hướng tăng hay giảm giá, phải hiểu được ý nghĩa và hiểu được cách vẽ đường xu hướng, như vậy bạn mới có thể bước vào thị trường chứng khoán, xa hơn là forex. Ngoài ra, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về kênh xu hướng trong bài viết này.
Xu hướng, đường xu hướng, kênh là những điều căn bản cần phải biết trong phân tích kỹ thuật. Một xu hướng hay kênh giá vẫn coi là duy trì cho đến khi biểu đồ giá phát ra tín hiệu đảo chiều. Xu hướng tăng giá vẫn tiếp tục cho đến khi xuất hiện đáy mới thấp hơn đáy cũ, đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ và ngược lại. Đường xu hướng sẽ được làm rõ hơn trog bài học phân tích kỹ thuật về Lý thuyết Dow.
1. Đường xu hướng (Trendlines) là gì?
Xu hướng (trend) có 3 cấp:
- Xu hướng chính: Có thể kéo dài 1 năm trở lên
- Xu hướng trung gian: Kết dài từ 1 tháng trở lên
- Xu hướng ngắn hạn: Kéo dài dưới 1 tháng
Hầu hết các hệ thống chỉ báo xu hướng là theo dõi xu hướng trung gian.
Vẽ được một đường xu hướng đúng đắn là cả một nghệ thuật.
Các đường xu hướng
♦ Các trạng thái (các kiểu) của thị trường:
Uptrend: Thị trường có xu hướng tăng giá, tức là đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Là thời điểm mua vào và chờ đợi giá tăng tiếp
Downtrend: thị trường có xu hướng giảm giá, ngược với uptrend, tức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Là thời điểm bán hoặc bán khống với kỳ vọng giá sẽ tiếp tục xuống và mua lại nhằm thu lợi nhuận.
Sideways: Là thời kỳ xu hướng đi ngang, giá sẽ biến động trong một khoảng xác định, đỉnh sau = đỉnh trước, đáy sau = đáy trước. Thường NĐT sẽ không tham gia giai đoạn này, còn nếu tham gia thì mua ở mức đáy cũ và bán ở mức đỉnh cũ.
♦ Vai trò của đường xu hướng:
• Phục vụ chiến lược Trend following để tham gia thị trường.
• Xác định chiều hướng của thị trường.
• Xác định dấu hiệu đảo chiều.
• Xác định dấu hiệu tiếp tục xu hướng.
• Xác định các điểm kháng cự và hỗ trợ.
♦ Các tính chất của đường xu hướng:
• Càng nhiều điểm vẽ xác định thì đường trendline càng có ý nghĩa.
• Càng tồn tại lâu thì đường trendline càng có hiệu lực.
• Càng có độ dốc càng lớn, đường xu hướng càng dễ bị phá vỡ. Ngược lại nếu độ dốc quá ít hay quá xa với biến động giá thì ít có ý nghĩa. Trường hợp này, ta nên vẽ lại đường xu hướng để tăng tính hiệu quả.
• Khi đường xu hướng bị phá vỡ, các ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ sẽ đổi vai trò cho nhau. Ngưỡng kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ và ngưỡng hộ trợ sẽ trở thành kháng cự.
♦ Những dấu hiệu khi một xu hướng bị phá vỡ:
• Giá đóng cửa dưới đường xu hướng có ý nghĩa hơn một sự phá vỡ đường xu hướng trong ngày.
• Sử dụng điều kiện 3%, tức là dưới mức 3% so với mức giá đường xu hướng xác lập.
• Qui luật 2 ngày: Đề phòng tín hiệu giả rằng đường xu hướng bị phá vỡ, nếu giá ngày 2 vẫn không về đường xu hướng, coi như xu hướng bị phát vỡ.
• Giá mục tiêu khi phá vỡ xu hướng: giá của xu hướng mới sẽ di chuyển một đoạn đúng bằng khoảng cách đạt được ở xu hướng cũ.
2. Đường kênh xu hướng (Channel Line) là gì?
Được tạo thành từ một đường xu hướng và một đường thẳng song song với nó vẽ từ một đỉnh (trường hợp tăng giá) hay từ một đáy (trường hợp giảm giá). Đây là một thước đo không chính thức cho biết xu hướng có thể tiến xa đến mức nào tại điểm dịch chuyển cao nhất (hoặc thấp nhất) của nó.
Các đường kênh xu hướng
♦ Mục đích của kênh xu hướng:
• Dùng để kiếm lãi trong giao dịch ngắn hạn
• Tạo trạng thái giao dịch ngược chiều với xu hướng chính nhằm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn.
• Dùng để xác nhận chắc chắn hơn về xu hướng đang diễn ra.