Hiểu được phân tích kỹ thuật là gì, những nguyên lý và lịch sử hình thành của phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khái quát và toàn diện để phát triển những kỹ năng trong lĩnh vực đầu tư đầy năng động này.
1. Phân tích kỹ thuật là gì?
1.1 Theo Nick và Barbara Apostolous:
Phân tích kỹ thuật là “quá trình dự báo biến động giá chứng khoán trong tương lai dựa trên cơ sở phân tích những biến động trong quá khứ của giá và các áp lực cung cầu có ảnh hưởng đến giá”.
1.2 Theo Steven B. Achelis.
“Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu giá, với công cụ cơ bản là biểu đồ, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư…”.
2. Lịch sử của phân tích kỹ thuật
Những dấu hiệu sơ khai của phân tích kỹ thuật, bắt đầu từ thế kỷ 17 tại Hà Lan với bản mô tả của Joseph de la Vega.
Trong thị trường chứng khoán, Charles H. Dow được coi là người tiên phong, với việc phát minh ra chỉ số Dow Jones. Ông đã phát triển một loạt các nguyên tắc để phân tích thị trường mà sau này được biết đến là lý thuyết Dow, nền tảng của phân tích kỹ thuật. Những người kế tục ông để đưa phân tích kỹ thuật phát triển là: William Peter Hamilton, Richard W. Schabacker, Edward, Magee, John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring.
3. Nguyên lý Phân tích kỹ thuật
Nguyên lý phân tích kỹ thuật dựa trên giả định rằng: “tương lai sẽ tiếp tục lặp lại những gì xảy ra trong quá khứ”
Phân tích kỹ thuật tin rằng giá chứng khoán phụ thuộc vào nhận thức, kỳ vọng, niềm tin của nhà đầu tư và cho rằng nó xứng đáng như thế.
4. Tóm lược về phân tích kỹ thuật
Không có một định nghĩa thống nhất về phân tích kỹ thuật, nó là vừa khoa học vừa là nghệ thuật
Hiểu căn bản: Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu thị trường hay cổ phiếu trong quá khứ với mục tiêu dự đoán biến động giá tương lai dựa vào hình mẫu kĩ thuật đã xảy ra.
Như vậy, ta chỉ cần có kiến thức về giá và hình mẫu trong quá khứ là ta có thể lấy nó ra làm mốc tham chiếu để áp dụng trong thị trường chứng khoán.
Để hiểu hơn về phân tích kỹ thuật mời bạn xem thêm các bài viết tiếp theo, và đăng ký học chứng khoán, ngoại hối và học phân tích kỹ thuật.